Thi công sơn Epoxy cho tường ứng dụng cho thi công tường phòng sạch, phòng mổ, phòng sản xuất thực phẩm, dược phẩm, y tế… Với đặc thù làm giảm hàm lượng VOC tới mức thấp nhất. Đáp ứng hầu hết những yêu cầu khắt khe nhất về tường, vách, trần trong sản xuất, hoạt động làm việc theo tiêu chuẩn HACCP, GMP/GLP/GSP,….
Lợi ích của việc sử dụng sơn tường epoxy
- Tạo bề mặt trơn, láng với độ sáng bóng cao.
- Không gây đọng nước, dễ dàng vệ sinh làm sạch.
- Tính ứng dụng cao, thích hợp sử dụng cho cả sàn và trần nhà.
- Chống bám bẩn, nấm mốc và ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại.
- Không gây độc hại trong quá trình thi công sơn hoặc đi vào hoạt động.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành như: WHO – GMP, HACCP,…
Một số điều cần lưu ý khi thi công sơn Epoxy kháng khuẩn cho tường
- Xử lý tạo bo tròn cho các góc giao tường-sàn, tường-trần, tường-tường để chống đọng bẩn theo đúng yêu cầu về thiết kế phòng sạch, phòng sản xuất.
- Tạo bề mặt trơn láng, phẳng cho tường, trần. Lớp bã matic phải tốt đủ cho sơn lót epoxy ngấm vào tạo nên màng liên kết .
- Đảm bảo bề mặt sáng sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành như WHO-GMP, HACCP, GHP v.v…
- Đồng bộ sơn lót và phủ cùng hệ sơn, lô sơn.
- Pha sơn theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất đưa ra sẽ có hiệu quả tốt nhất, mang lại độ bóng cũng như độ láng đẹp, bền.
- Pha sơn vừa với mức sử dụng, đảm bảo thi công hết sơn trong thời gian sống của sơn.
- Sử dụng sơn Epoxy 2 thành phần kháng khuẩn, thi công 3 lớp gồm 1 lớp lót – 2 lớp phủ.
Để đáp ứng được các yêu cầu thi công sơn Epoxy cho tường, yêu cầu đơn vị thi công có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, lựa chọn đúng dòng sơn và phương pháp thi công
Phương pháp thi công sơn Epoxy cho tường, trần
Bước 1: Xử lý bề mặt tường, trần
Đối với tường cũ: Xử lý lớp sơn cũ, làm sạch bụi bẩn, hoá chất, dầu mỡ, rêu mốc bám trên tường.
Đối với tường mới: Tường phải đạt thời gian tối thiểu 12 ngày cho kết cấu ổn định rồi mới thi công
Bước 2: Thi công lớp mastic
Thi công lớp mastic giúp tạo bề mặt láng mịn, phẳng cho tường. Sơn Epoxy trên lớp mastic giúp sơn thẩm thấu, không bị lồi lõm như khi thi công trực tiếp lên tường xi măng.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót Epoxy kháng khuẩn
Sau khi lớp mastic khô, tiến hành thi công lớp sơn lót kháng khuẩn lên bề mặt tường, trần. Lớp sơn lót làm lớp liên kết, tăng độ bám dính của sơn phủ lên bề mặt.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ Epoxy kháng khuẩn lớp thứ 1
Thi công sơn phủ màu lớp thứ 1 lên bề mặt tường, trần đã được phủ sơn lót
Bước 5: Thi công lớp sơn phủ Epoxy kháng khuẩn hoàn thiện
Lớp sơn hoàn thiện giúp tường, trần được đều màu. Đồng thời giúp hệ thống sơn được bám chắc hơn, tăng độ bền cho thi công sơn Epoxy cho tường.
Quý khách hàng có nhu cầu cần thi công sơn Epoxy kháng khuẩn cho tường, trần. Vui lòng liên hệ với Nguyên Võ Company để được tư vấn và khảo sát miễn phí.